Người nhà xin vào làm việc là tình trạng không hề hiếm gặp. Vậy các chủ doanh nghiệp có nên hay không nên? Đây là chủ đề hay và nhức nhối đối với nhiều doanh nghiệp đang gặp phải! Tôi đã từng làm cho 1 đến 2 doanh nghiệp đưa người nhà vào làm việc và thấu hiểu cũng như nhìn thấy được các vấn đề thực tế. Có lợi hay có hại, xin mời đọc hết bài viết dưới đây.
1. Thực trạng về việc người nhà xin vào làm việc
Hiện này, việc đưa người nhà vào làm việc hầu hết đều diễn ra ở tất cả các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Có thể là nhân viên giới thiệu người nhà hay người thân mình vào để xin việc. Nếu như tuân thủ đúng quy trình tuyển dụng của công ty, có năng lực thực sự. Cá nhân đó vượt qua vòng phòng vấn thì rất tốt. Nhưng nếu các quản lý lạm dụng quyền lực, không tuân thủ quy định thì thật sai lầm. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nhân sự của công ty. Sau đó là ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả công việc. Rồi cuối cùng là dẫn đến thua lỗ hoặc phá sản.
Các trường hợp người thân gửi gắm, người thân nhờ đỡ. Người thân năng nỉ, và vô vàng trường hợp khác. Sẽ khiến các chủ doanh nghiệp vô cùng bối rối và khó xử.
2. Lợi ích và hậu quả khi đồng ý người nhà xin vào làm việc
Lợi ích khi người nhà xin vào làm việc
Đưa người nhà vào làm việc sẽ dễ dàng có lòng tin với nhân viên hơn. Cấp trên tin tưởng cấp dưới vì là người nhà, yên tâm giao phó công việc. Thậm chí yên tâm giao cả quyền và tiền bạc. Rút ngắn khoản cách để kiểm tra lòng tin với nhân sự mới. Cá nhân nhân viên cũng sẽ nhanh hòa nhập với công ty hơn. Công ty cần tuyển dụng nhân sự cũng nhanh hơn, chỉ cần hỏi thăm là có. Đỡ phải tốn thời gian phỏng vấn lòng vòng…
Hậu quả khi người nhà xin vào làm việc
Cái gì cũng có hai mặt cả, nhưng đối với việc làm ăn thì thật khôn lường. Có cả hai trường hợp tốt lẫn xấu đều xảy ra ở đây.
Có nhiều tình huống khác nhau
Nếu may mắn, gặp được người nhà có năng lực, có tâm thì công ty phát triển. Người nhà bình thường thì công ty cứ tành tành đều đều. Mọi việc cứ như vậy trôi qua, chủ yếu cạy vào nhân viên khác để phát triển. Đến đây trong đầu các anh chị đã hình dung được thêm nhiều điều khác rồi phải không ạ?
Trường hợp khác
Trường hợp khác, nếu gặp người nhà không có năng lực, ỷ lại cấp trên là người nhà để hành xử với đồng nghiệp. Thì công ty sẽ rơi vào các nguy cơ lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Như, làm sai ảnh hưởng đến đồng nghiệp. Ăn hiếp đồng nghiệp khiến người khác chán nản. Thái độ ỷ lại bất cần ảnh hưởng đến đội nhóm. Nhiều khi gây ra những lỗi lầm lớn gây thiệt hại nặng nề đến công ty. Sếp rất khó xử để giải quyết, không biết phạt như thế nào cho phải. Đuổi việc cũng không được, giữ lại cũng không xong.
Khi người nhà là quản lý nhưng không có năng lực
Các quản lý đang giữ vị trí quan trọng mà là người nhà thì càng nguy hiểm hơn. Dễ xảy ra các trường hợp lạm dụng quyền trong công việc. Nhiều khi không giỏi lại đương chức, thì giải quyết các vấn đề trở nên sai lầm. Đây là nguy hiểm cực kỳ ghê gớm khi có một quản lý là người nhà mà không giỏi. Có trường hợp là phó TGĐ đem số tiền lớn của công ty tự đi đầu tư kiếm lợi nhuận. Việc này gây thiệt hại nặng đến dòng tiền của công ty, dễ đỗ vỡ.
3. Tổng hợp kinh nghiệm xử lý khi có người nhà muốn xin vào làm việc
Dưới đây là kinh nghiệm giúp xử lý khi có người nhà xin vào làm việc trong công ty.
- Không nên từ chối thẳng thừng, cứ nói để về kiểm tra hệ thống nhân sự của công ty xem có công việc phù hợp không.
- Không nên nhận vào công ty mình, mà hãy giới thiệu đến một công ty khác. Sau này, nhân viên có năng lực hay không có năng lực bị sa thải sẽ không bị ảnh hưởng.
- Xem xét quá trình học tập, đạo đức của cá nhân đó. Nếu là người có năng lực, có đạo đức thì nên cho vào vị trí phù hợp để bồi dưỡng.
- Nói công ty có quy mô nhỏ, đưa ra lương thực tế rất thấp. Ngoài ra có thể nói liên tục di chuyển các tỉnh thành, thì tất nhiên người ta sợ khổ sẽ không xin nữa.
- Còn nhiều cách khác, như nhận hồ sơ kiểm tra chứng chỉ. Báo lại là không phù hợp cho người nhà. Để người ta yên tâm là mình đã xem qua hồ sơ.
4. Lý do các doanh nghiệp sụp đổ, phá sản vì người nhà
Bài viết trên được viết trong quá trình trải nghiệm và làm việc ở các doanh nghiệp lớn nhỏ trong những năm làm việc của tôi. Ngoài ra, còn may mắn được cá anh chị là chủ các doanh nghiệp ngồi trò chuyện và chia sẻ trong quá trình làm việc.
Các doanh nghiệp quản lý tốt chỉ chiếm một vài phần trăm (%) nhỏ nhoi. Thường đa số, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong vấn đề quản lý nhân sự bởi vấn đề tình cảm, hoặc bị nhân sự đó nói kiểu khác dẫn đến bất đồng trong nhà do hiểu lầm câu chuyện. Thậm chí, có anh chị vì bảo vệ cơ nghiệp mà chấp nhận thực tế bị hiểu nhầm, có anh chị vì kiên nể mà ảnh hưởng đến vấn đề vận hành, có anh chị vì quá cả tin mà dẫn đến phá sản không đỡ nổi…
Lời kết
Bài viết tuyển dụng người nhà được viết qua cái nhìn thực tế. Từ chính bản thân và sự tích lũy kinh nghiệm của tôi. Nếu có vấn đề góp ý xin hãy inbox trực tiếp đến facebook để tôi có thể cải thiện bài viết được tốt hơn.
Link facebook cá nhân của tôi: https://www.facebook.com/chithanh.official/
Chúc các anh chị phát triển thành công doanh nghiệp của mình. Các bạn nhân viên là người nhà, người thân đừng làm khó sếp của mình nhé! Rồi sau này có ngày bạn sẽ làm chủ, bạn sẽ hiểu được tâm tình của chủ doanh nghiệp là như thế nào!