Các mảng chính ngành Marketing bạn bắt buộc phải biết để có cái nhìn tổng quan về nghề marketing. Từ đó bạn định vị được vị trí của mình và có lộ trình hoàn thiện kiến thức marketing chuyên môn từng mảng, đồng thời không bị nhầm lẫn về khái niệm cũng như chức năng nhiệm vụ của các mảng đó. Và chọn cho mình con đường đi phù hợp với năng lực bản thân.
Ngành marketing là một ngành nghề sáng tạo và có tính chất của sự dịch chuyển theo từng thời kì. Ngành marketing được chia thành nhiều mảng, với những chức năng và nhiệm vụ rất khác nhau.
Nhiều bạn trẻ đang tìm hiểu về nghề marketing vẫn cảm thấy đắng đo lựa chọn một lĩnh vực phù hợp để theo đuổi. Tất nhiên là bạn vẫn có thể được học tất cả các mảng marketing còn lại, tùy thuộc vào khả năng của bạn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự khác nhau của các mảng chính ngành Marketing trong bài này nhé.
Mảng Brand marketing
Brand marketing là một mảng không thể không nhắc đến trong các mảng chính ngành Marketing. Brand marketing là việc sử dụng các chiến lược nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ theo cách làm nổi bật thương hiệu tổng thể.
Loại hình marketing này tập trung phát triển độ nhận diện và mức độ tin cậy của thương hiệu, cũng như khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm. Người dùng ra quyết định mua hàng dựa trên độ phủ thương hiệu trong tâm trí của khách hàng, đưa thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách hàng.
Bạn có thể thấy những thương hiệu là rất mạnh và thành công Brand marketing như: Nước uống có ga Coca-Cola, Sơn Dulux, nước uống có ga Pepsi, thương hiệu xe Honda, …
Bằng cách truyền đạt đồng nhất ý nghĩa của thương hiệu theo những cách có ý nghĩa và hấp dẫn, các công ty có thể truyền tải tới khách hàng những giá trị vô hình mà sản phẩm và công ty mong muốn đem lại, thay vì trình bày về các tính năng của sản phẩm một cách đơn điệu.
Brand marketing là tiếp thị tập trung vào thương hiệu, là một chiến lược toàn diện và dài hạn để liên tục nâng cao sự công nhận và danh tiếng của thương hiệu. Điều đó giúp cho họ có thể xây dựng được tập khách hàng trung thành ngày càng lớn mạnh, tạo ra mức doanh thu ổn định cho công ty.
Một số vị trí công việc trong ngành quản lý nhãn hàng:
- Brand Manager: Quản lý nhãn hàng
- Product Manager: Quản lý sản phẩm
- Product Development Manager: Quản lý phát triển sản phẩm
Mảng Product marketing
Một khi bạn muốn bước vào ngành marketing và trở thành một marketer chuyên nghiệp, thì việc hiểu được sự khác nhau giữa Brand marketing và Product marketing là rất quan trọng. Khác với Brand marketing, Product marketing tập trung vào quá trình đưa sản phẩm ra thị trường từ khi thai nghén cho tới khi đến tay người tiêu dùng. Công việc của mảng này xoay quanh vào sản phẩm.
Các công việc trong mảng Product marketing có thể bao gồm việc nghiên cứu khách hàng và nghiên cứu thị trường, xây dựng thông điệp của sản phẩm, thử nghiệm và tung ra thị trường, cũng như lên kế hoạch quảng bá để khách hàng hiểu những gì sản phẩm cung cấp.
Product marketing theo sát và tạo tác động tới từng bước trong quá trình đưa ra quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Mục đích của product marketing là nhấn mạnh vào tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như cách chúng có thể tạo ra tác động tới cuộc sống của khách hàng.
Mảng Digital marketing
Digital marketing là một mảng mà bạn thường xuyên nghe nhắc trong vòng 1 đến 2 năm gần đây. Vô hình dung nó đi vào tâm trí bạn, đến nỗi nhiều người vẫn nghĩ digital marketing là marketing. Thực ra digital marketing chỉ là một mảng của marketing nhưng nó lại yêu cầu rất nhiều kiến thức kỹ thuật.
Digital Marketing chính là những hoạt động Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số. Việc tiếp cận khách hàng ở mảng này không còn vận dụng những phương thức truyền thống nữa. Các kênh thông tin điện tử và nền tản số sẽ được sử dụng để kết nối với khách hàng, ví dụ: Email marketing, Website, mạng xã hội, ứng dụng mobile, wifi marketing,…
Thông qua những nền tảng kỹ thuật số, các chuyên gia Marketing sẽ xây dựng những chiến lược cụ thể để củng cố hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp hoặc sản phẩm.
Để làm giỏi Digital marketing thì bạn cần phải đầu tư kiến thức vào phần kỹ thuật số và hiểu rõ cách thức hoạt động các nền tản bạn vận dụng trong chiến lược digital marketing.
Digital marketing là kênh tiếp cận được khách hàng mới nhanh chóng và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Ngày nay rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân đang vận dụng các công cụ digital marketing trong bán hàng. Digital marketing vẫn là một sân chơi lớn rộng mở và đầy thách thức hơn.
Mảng Content marketing
Content marketing cũng là một trong những thuật ngữ mà bạn có thể thường xuyên nghe đến trong ngành marketing. Nó là phương pháp tiếp thị chiến lược tập trung vào việc tạo và phân phối những nội dung phù hợp và mang lại giá trị cho khách hàng mục tiêu để thu hút và giữ chân họ gắn bó với sản phẩm và thương hiệu.
Content marketing có ảnh hướng sâu sắc đến nhận thức thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Content marketing được thực hiện dưới nhiều hình thức ở cả khía cạnh marketing truyền thống và trực tuyến. Ở định dạng truyền thống, content marketing có thể ở dưới dạng các sản phẩm quảng cáo in ấn (như poster, flyer, billboard, brochure), telemarketing and quảng cáo trên TV hoặc radio.
Trong lĩnh vực kỹ thuật số, content marketing thường được truyền tải dưới dạng vào bài viết blog, các post trên các kênh mạng xã hội, hay video. Xây dựng thông điệp truyền thông hay và chất lượng sẽ tạo nên sự lan tản mạnh mẽ và tác động lớn đến nhận thức khách hàng.
Các vị trí công việc thuộc mảng creative agency:
- Vị trí Designer
- Vị trí Editor
- Vị trí Content writer
- Vị trí copywriter
Mảng Growth marketing
Trong các mảng của marketing, Growth marketing là một lĩnh vực “sinh sau đẻ muộn” và mới trở nên phổ biến một vài năm trở lại đây trong ngành marketing. Growth marketing là một phương pháp tiếp thị tập trung vào việc thiết lập mục tiêu, phân tích dữ liệu, kiểm tra và thử nghiệm.
Mục tiêu chính của loại hình marketing này là đưa ra các chiến lược marketing mang lại sự tăng trưởng có thể đo lường được cho công ty của bạn. Sau đó, xây dựng các hoạt động marketing quảng bá để đạt được mức tăng trưởng đã đề ra.
Growth marketing là một khái niệm mới so với tiếp thị truyền thống với cách tiếp cận tập trung vào dữ liệu. Nó cung cấp các giải pháp mà một công ty cần để đạt tăng trưởng về các khía cạnh như khách hàng, doanh thu hoặc thị phần của công ty.
Mảng Trade marketing
Trade marketing là chuỗi các hoạt động nhằm tổ chức, xây dựng chiến lược ngành hàng, chiến lược thương hiệu kênh phân phối (tại điểm bán) thông qua sự thấu hiểu người mua hàng (shopper) và khách hàng của công ty (customer) nhằm đạt được lợi nhuận/ doanh số cho công ty. Trade marketing tập trung vào các hoạt động marketing tại điểm cung ứng mà từ đó tạo ra giao dịch mua hàng thành công tại điểm bán “Win in Store”.
Trade marketing còn liên quan mạnh chiến lược tiếp thị trong chuỗi B2B, hay còn gọi là tiếp thị giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Kết nối B2B để đưa sản phẩm lên kệ hàng và có được vị trí tốt của các đối tác trong chuỗi cung ứng.
Đồng thời cạnh tranh marketing với các kệ hàng của doanh nghiệp khác có các sản phẩm trên kệ hàng khác. Bạn có thể thấy rõ trong hệ thống siêu thị tiêu dùng, siêu thị điện máy,… giống như một sàn đấu trường thu nhỏ vậy. Và họ phải tổ chức ở nhiều điểm khác nhau trong hệ thống chuỗi cung ứng sản phẩm, kết hợp các hoạt động marketing trực tiếp tại điểm bán, kết hợp các mảng marketing khác.
Khác với đa số các mảng của marketing, Trade marketing không tập trung vào việc bán hàng tới người sử dụng cuối, mà tập trung vào các điểm cung ứng mà từ đó, giao dịch bán hàng cuối cùng được thực hiện. Bạn cần đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng trước khi họ có thể đưa ra quyết định mua chúng. Có một chút giống với marketing truyền thống nhưng lại mang tính chất của marketing hiện đại.
Quan hệ công chúng – Public Relations (PR)
Mảng quan hệ công chúng có nhiệm vụ quản lý giao tiếp với truyền thông, người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng. Mảng này được xem là người phát ngôn của công ty. Công việc của họ là viết thông cáo báo chí nhằm quảng bá sản phẩm mới hoặc nhằm thông báo cho cộng đồng đầu tư về quan hệ đối tác kinh doanh, kết quả tài chính hoặc những tin tức khác của công ty.
Các vị trí trong lĩnh vực quan hệ công chúng – public relations (PR):
- Public Relations Coordinator
- Account Executive
- Media Relations
- Director, Vice-President
- Government PR Departments
Cách làm marketing giỏi
Để làm Marketing hiệu quả thì các bạn cần phải nắm được một số kinh nghiệm sau:
Xác lập mục tiêu rõ ràng
Người làm Marketing cần xây dựng một chiến lược truyền thông kinh doanh tuân thủ những mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp. Có chiến lược và triển khai theo chiến lược đó sẽ giúp các bạn đi đúng hướng và đạt được kết quả như mong đợi.
Nội dung có chất lượng
Dựa vào tâm lý của người mua hàng chúng ta có thể thấy: khách hàng sẽ không hiểu và không dám bỏ tiền mua những sản phẩm không mang lại niềm tin cho họ. Do đó, nội dung cho chiến lược marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đội ngũ copywriter giỏi sẽ giúp bạn thể hiện được những thông điệp và chất lượng sản phẩm đáng tin cậy cho người tiêu dùng.
Lập kế hoạch cho mọi việc
Các bạn cần phải lập kế hoạch và làm theo đúng kế hoạch đó. Hãy bắt đầu bằng cách lên thời khóa biểu cho mọi công việc. Việc lập kế hoạch này còn mang đến chất lượng cho công việc và đảm bảo tiến độ công việc của bạn nữa.
Kênh phân phối hiệu quả
Người làm marketing phải truyền tải nội dung đến đúng đối tượng khách hàng. Chú ý truyền tải những nội dung của mình thông qua trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter để tiếp cận và phủ sóng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Đa dạng hóa nội dung
Đa dạng hóa nội dung bằng việc thể hiện những ý tưởng của mình qua nhiều hình thức, công cụ và kênh quảng bá. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được thành công trong quá trình Marketing.
Chọn lọc nội dung
Hãy thu thập những tư liệu, nội dung phù hợp, tiến hành biên tập lại và đăng tải lên các trang web của công ty hoặc thư chào hàng thuộc thương hiệu của bạn. Bên cạnh đó, hãy công khai xuất xứ của nội dung hoặc tài liệu để tạo nên sự uy tín.
Trình bày hiệu quả
Hình thức trình bày và thiết kế của website đóng vai trò lớn trong việc tăng traffic / lượt truy cập. Do đó, hãy đảm bảo trang web, fanpage của bạn thật chỉn chu và chuyên nghiệp nhé.
Phân tích số liệu
Phân tích và đánh giá hiệu quả marketing online qua những số liệu cụ thể như: lượng người xem (page view), lượt chia sẻ (share), lượng comment hoặc phản hồi… để có những thay đổi chiến lược nếu cần thiết.
Lời kết về các mảng chính ngành marketing
Nếu những thông tin trên hữu ích với bạn, hãy click ngay vào thẻ tag Marketing bên dưới để cập nhật những bài viết mới nhất về ngành Marketing nhé! Nếu bạn cần tư vấn marketing doanh nghiệp hay cần tư vấn marketing cá nhân thì vui lòng liên hệ với Thành.
Thành đang tư vấn thuê ngoài các dịch vụ marketing doanh nghiệp và dịch vụ marketing cá nhân, các khóa học marketing thực chiến 1 – 1 hoặc khóa học marketing thực chiến theo nhóm.
Các cách liên hệ tư vấn:
Cách 1: Facebook Võ Chí Thành (Fanpage)
Cách 2: Facebook Võ Chí Thành (Cá nhân)
Cách 3: Để lại yêu cầu trong trang liên hệ website Võ Chí Thành
Zalo/ Viber: 0905 959 024