Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp những thành phần như tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, typo, phương châm hoạt động, tài liệu Marketing… được thiết kế đồng nhất để giúp định vị doanh nghiệp trên thị trường, giúp khách hàng nhận diện tính cách doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp của bạn với các đối thủ cùng ngành ở bên ngoài.
Các bước sở hữu bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất
Bước 1: Tìm hiểu, phân tích khách hàng mục tiêu
Bước 2: Xây dựng giá trị và Lên ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu
Bước 3: Lựa chọn màu sắc chủ đạo & Font chữ cho thương hiệu
Bước 4: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Bước 5: Hoàn chỉnh và hướng dẫn sử dụng
Bước 6: Đăng ký bảo hộ logo nhận diện thương hiệu
Lợi ích của bộ nhận diện thương hiệu
Xây dựng được bản sắc thương hiệu. Theo đó, bản sắc thương hiệu là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo dấu ấn riêng và giúp khách xác định rõ ràng, ghi nhớ và ấn tượng sâu sắc trong tâm trí. Và những ấn tượng ban đầu chính là tiền đề giúp họ dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn doanh nghiệp của bạn hơn.
Dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu hơn nhờ những đặc trưng và sự khác biệt tích cực.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực có thể tăng doanh số bán hàng, giúp doanh số bán hàng ổn định và tăng trưởng nhanh chóng hơn.
Dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn trong việc triển khai các chiến dịch, kế hoạch Marketing mới do đã tiếp cận đúng tệp khách hàng và xây dựng thành công lòng tin với họ trước đó.
Bắt kịp các xu hướng Marketing mới mẻ trên thế giới và thu hút sự tò mò, thích thú của khách hàng.
Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì
1. Logo, màu sắc, Slogan, Tagline, các đặc tính khác của thương hiệu
Logo, Slogan , Tagline, các đặc tính của thương hiệu là những yếu tố thể hiện rõ ràng tính cách cũng như tạo ra các điểm độc đáo riêng có của doanh nghiệp. Trong đó:
- Logo là biểu tượng của doanh nghiệp giúp khách hàng có thể nhận diện được thương hiệu. Logo không chỉ cần đẹp mắt mà cần truyền tải giá trị thương hiệu với khách hàng. Theo đó, logo thương hiệu thành công là logo giúp khách hàng có thể nhận ra ngay khi nhìn thấy mà không cần đọc tên. Ví dụ như khi thấy trái táo cắn dở, bạn chắc chắn biết ngay là Apple, thấy biểu tượng “Swoosh” sẽ ngầm hiểu là Nike, thấy logo cửa sổ sẽ hình dung ngay ra Window,… Và không phải chỉ có những thương hiệu lớn mới làm được điều này. Doanh nghiệp của bạn cũng hoàn toàn làm được nếu có sự nghiên cứu kỹ càng tỉ mỉ, sự sáng tạo và nhanh nhạy với các xu hướng trên thế giới.
- Slogan được hiểu là câu khẩu hiệu của thương hiệu, giúp khách hàng dễ nhớ và phần nào hình dung ra được đặc trưng của thương hiệu. Ví dụ như Slogan của Nike là “Just do it” kết hợp biểu tượng Swoosh muốn thể hiện bạn có thể làm được mọi thứ nên đừng bao giờ chần chừ do dự trước khi đưa ra quyết định. Slogan của Apple là “Think Different” có nghĩa là “Nghĩ khác biệt”, theo đó, bạn sẽ có thể thay đổi hoàn toàn những suy nghĩ lối mòn với các sản phẩm độc đáo của Apple.
- Tagline thường bị nhầm lẫn với Slogan nhưng trên thực tế, nó khác biệt hoàn toàn so với Slogan. Theo đó, nếu như Slogan ngắn gọn và xúc tích thì Tagline cần đầy đủ câu từ để thể hiện các triết lý kinh doanh cũng như phương châm hoạt động của doanh nghiệp. Tagline ấn tượng cũng góp phần tạo nên sự thành công lớn cho bộ nhận diện thương hiệu. Ví dụ Disneyland sử dụng Tagline “The happiness place on the Earth – Nơi hạnh phúc nhất Trái đất”. Chỉ với một câu Tagline ngắn gọn nhưng Disneyland đã đánh trúng tâm lý hàng triệu phụ huynh trên thế giới là muốn đem đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho con. Và khi đó, ắt hẳn mọi bậc cha mẹ đều muốn đưa con đến Thiên đường hạnh phúc – Disneyland để khám phá xem có điều gì ẩn chứa bên trong The happiness place on the Earth.
2. Hệ thống nhận diện tại văn phòng
Hệ thống nhận diện tại văn phòng bao giúp khách hàng và đối tác có thể thấy được sự đồng bộ, nhất quán và chỉn chu trong phong thái làm việc của doanh nghiệp. Toàn bộ các yếu tố tạo nên hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cần có sự gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cấu thành khác như màu sắc, Slogan, Typo,… Gồm những yếu tố như
- Logo
- Tagline / Slogan
- Name Card
- Con dấu
- Hóa đơn
- Phong bì thư
- Tiêu đề thư
- Giấy viết thư
- Giấy ghi chú
- Sổ tay, sổ công tác, sổ ghi chú
- File Word
- Kẹp tài liệu (kẹp file), hay còn gọi là fodel
- Thẻ nhân viên
- Đồng phục
- Bảng biểu văn phòng…
3. Hệ thống nhận diện tại điểm bán – POSM
POSM là viết tắt của Point Of Sales Material chỉ hệ thống nhận diện thương hiệu tại điểm bán. POSM có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như bảng hiệu, phông nền, backdrop, background, dù che, gian hàng pano quảng cáo, sản phẩm trưng bày,… tại các triển lãm, hội chợ thương mại,… thể hiện đặc tính và giúp khách hàng dễ nhận ra thương hiệu.
Hệ thống nhận diện POSM được đánh giá là vật dụng quảng cáo trực quan nhất để tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng, thu hút khách hàng đến với điểm bán và phần nào giúp họ thay đổi quyết định xem ban đầu thành mua hàng. Chi phí quảng cáo cho bộ POSM trọn vẹn cũng không quá lớn, phù hợp để sử dụng rộng rãi trong quảng cáo trực tiếp sản phẩm doanh nghiệp.
Các loại hình có thể kể đến gồm:
- Băng rôn
- Biển quảng cáo
- Biển hiệu đại lý
- Biển hiệu trước văn phòng
- Biểu tượng công ty
- Biển tấm lớn
- Biển chỉ đường
- Cờ hiệu
- Standee
- Video giới thiệu doanh nghiệp/ Video quảng cáo ngoài trời trên màn hình quảng cáo
- Linh vật thương hiệu (Brand Mascot)
- Biển báo, hướng dẫn
- Phương tiện vận chuyển
- Cổng chào
4. Nhận diện thương mại
Nhận diện thương mại liên quan đến việc đưa nhận diện thương hiệu của bạn vào các vật phẩm quà tặng, các hoạt động xúc tiến thương mại.
- Bao bì sản phẩm: Mẫu thiết kế bao bì sản phẩm đẹp, độc đáo, chuyên nghiệp vừa khẳng định giá trị sản phẩm vừa là công cụ đắc lực trong việc thúc đẩy bán hàng nhờ gia tăng nhận diện với khách hàng.
- Tem nhãn dán trên sản phẩm
- Phiếu bảo hành sản phẩm
- Hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
- Voucher quà tặng
5. Hệ thống nhận diện trên Internet
Trong kỉ nguyên bùng nổ của internet và smart phone chắc chắn không thể không đưa bộ nhận diện thương hiệu tiếp cận khách hàng trên nền tảng số. Để làm tốt việc này, bạn cần có các công cụ trực tuyến hoàn thiện tốt nhất như: Website, hệ thống trang mạng xã hội Social Network, logo, typo, các chiến dịch quảng cáo trực tuyến bằng hình ảnh và video,… để gia tăng sự hiện diện tốt nhất của thương hiệu đến khách hàng. Các công cụ có thể kể đến như:
- Website thương hiệu
- Website thương mại điện tử
- App / Loyalty App
- Landing Page
- Nhận diện thương hiệu trên sàn TMĐT
- Hệ thống thiết kế hình ảnh social
- Hồ sơ năng lực (Bản in, Bản Digital)
- Catalogue (giới thiệu danh mục sản phẩm)
- Brochure (giới thiệu một sản phẩm/ dịch vụ)
- Tờ rơi và tờ gấp
- Âm thanh thương hiệu
- Giọng điệu thương hiệu
- Banner quảng cáo
- Video giới thiệu doanh nghiệp/ Video quảng cáo
- Các trang mạng xã hội: Facebook, Youtube, Instagram, tiktok, zalo,…
- Email marketing
- SMS marketing
Tham khảo bộ nhận diện thương hiệu đẹp của các thương hiệu nổi tiếng
Bộ nhận diện thương hiệu của Pepsi
Bộ nhận diện thương hiệu của Coca-cola
Bộ nhận diện thương hiệu của Nike
Bộ nhận diện thương hiệu của Apple
Bộ nhận diện thương hiệu của bảo hiểm Manulife
Bộ nhận diện thương hiệu của Công ty Kiến trúc Xây dựng Nội thất Reg Home
Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thượng hiệu chuyên nghiệp
Hy vọng những chia sẽ hữu ích về bộ nhận diện thương hiệu và các bước sở hữu bộ nhận diện thương hiệu sẽ hữu ích với bạn. Để sở hữu nhanh nhất cho bạn một bộ nhận diện đầy đủ và chuyên nghiệp, bạn có thể liên hệ với Thành Võ Agency (Võ Chí Thành) theo các cách liện hệ sau:
- Số điện thoại: 0905 959 024 (Zalo – Viber)
- Facebook Thành Võ: https://www.facebook.com/thanhvo.agency/
- Website: www.vochithanh.com
- Email: thanhvo.mmb@gmail.com