PR là gì, là từ khóa mà có lẽ bạn thường xuyên nghe nhắc đến. Vậy làm PR là làm gì? PR đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp hoặc cá nhân? PR và quảng cáo khác nhau như thế nào? Những thương hiệu từng làm PR thành công nhất! Bài viết dưới đây sẽ là tài liệu bổ ích nói về thuật ngữ PR. Giúp cho những ai muốn làm nghề PR. Giúp các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân hiểu được vai trò quan trọng của PR. Từ đó vận dụng vào các hoạt động PR để phát triển công việc của mình.
PR là gì? Khái niệm PR
PR là từ viết tắt trong tiếng anh, viết tắt của từ Public Relations. Public Relation có nghĩa tiếng việt là Quan hệ công chúng. Vì PR và Marketing có rất nhiều điểm tương đồng, nên thường bị hiểu lầm là quảng cáo. Rất nhiều bạn xin vào làm nhân viên marketing cho các công ty. Ngay cả tôi đã từng phỏng vấn rất nhiều bạn vào các vị trí khác nhau trong phòng marketing. Rất nhiều bạn học marketing ra nhưng đều trả lời sai, rất nguy hiểm.
Tôi đặt một câu hỏi đơn giản: PR là gì? Sau đó tôi lại đặt câu hỏi quảng cáo là gì? Rất nhiều bạn không hiểu được bản chất của PR và Marketing. Không thể phân biệt sự khác nhau nên không thể nêu được khái niệm của nó. Có nhiều bạn trả lời 2 khái niệm như 1 khái niệm. Có nhiều bạn trả lời PR là quảng cáo. Rồi sao đó tôi lại hỏi tiếp một câu cuối cùng: sự khác nhau giữa PR và quảng cáo là gì? Bạn nào trả lời được câu này thì sau đó tôi mới đi vào những câu hỏi về chuyên môn và kinh nghiệm.
PR là gì? Bản chất của PR là thay đổi cái nhìn của mọi người về một thương hiệu, về một người, một tổ chức, một doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng người thứ 3 (trung gian) nhằm lôi kéo sự chú ý của họ. PR là cách để tăng uy tín của một thương hiệu, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đối với khách hàng. Để xây dựng một mối quan hệ tốt nhất có thể. Bây giờ bạn có thể hiểu PR không phải là quảng cáo rồi nhé.
VẬY QUẢNG CÁO LÀ GÌ?
Đến đây, tôi xin được phép nói thêm về khái niệm của quảng cáo. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa Quảng cáo và PR.
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, quảng bá nhằm giới thiệu thông tin của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Hoặc đó là thương hiệu, là ý tưởng, một công trình, một nghiên cứu đến khách hàng. Nhằm mục đích tạo ra hành vi mua hàng, thói quen của khách hàng. Hay để nhắc lại hình ảnh trong tâm trí khách hàng. Quảng cáo thường sử dụng các thông điệp để khiến khách hàng có những hành động cụ thể. Có những quyết định mua hàng. Cụ thể quảng cáo hướng đến việc tạo ra đơn hàng. Còn PR là để đánh bóng tên tuổi, tăng uy tín, tăng sự chú ý, tăng sự lôi kéo. Vậy bạn đã có thể phân biệt Pr là gì và quảng cáo là gì chưa?
PR LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ
Trước tiên, người làm PR cần phải thiết lập được đối tượng mục tiêu của mình. Sau đó người làm PR sẽ đưa ra danh sách các hình thức truyền thông phù hợp. Đưa ra các thông tin liên lạc để xây dựng, duy trì và quản lý danh tiếng của một thương hiệu. Bao gồm các kênh báo chí, truyền hình, các cơ quan công cộng, các doanh nghiệp, các tổ chức,…
Người làm PR là người sẽ tìm đơn vị thứ 3 để giúp họ truyền tải một thông điệp đến đối tượng mục tiêu. Để làm được điều này bạn cần đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu đối tượng, suy nghĩ chiến lược và thông điệp phù hợp. Và đặc biệt đầu tư vào việc nghiên cứu về khách hàng, các bên liên quan có sự ảnh hưởng đến đối tượng mục tiêu. Rồi sau đó mới viết kế hoạch, triển khai, theo dõi, báo cáo, điều chỉnh, quản lý nó.
Danh sách các công việc của nhân viên PR
- Nghiên cứu và thiết lập đối tượng mục tiêu cần hướng tới.
- Lên kế hoạch cụ thể và lộ trình cụ thể.
- Hiểu rõ các kênh truyền thông, hiệu quả từng kênh
- Giao tiếp với đồng nghiệp và người phát ngôn
- Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan, đối tác truyền thông.
- Tương tác, liên lạc, trả lời với các câu hỏi từ truyền thông, các cá nhân, tổ chức khác.
- Tạo ra thông điệp phù hợp để truyền tải.
- Phân phối thông điệp qua các phương tiện truyền thông để nhắm đến mục tiêu
- Luôn luôn theo dõi dữ liệu, báo cáo, điều chỉnh theo thực tế
- Đối chiếu hiệu quả, phân tích hiệu quả từ các kênh
- Viết và điều chỉnh nội dung: tạp chí, bài diễn văn, bài phát biểu, bài viết thông cáo và báo cáo.
- Chuẩn bị và giám sát việc xuất bản nội dung quảng cáo công khai: tờ rơi, tờ phướn, standee, poster, video, lời thoại, ảnh, phim, chương trình đa phương tiện.
- Tạo quan hệ và điều phối các cơ quan báo chí, truyền thông.
- Tổ chức các sự kiện: họp báo, triển lãm, giới thiệu, gặp mặt, tour báo chí,…
- Viết bài và cập nhật tin tức trên các kênh thông tin nội bộ của tổ chức, công ty
- Quản lý, đăng tin, tương tác kết nối với người dùng thông qua các kênh mạng xã hội
- Tìm các nguồn cung ứng về kênh triển khai truyền thông, kênh tài trợ để tăng cơ hội được xuất hiện.
- Luôn luôn theo dõi thị trường, nghiên cứu và báo cáo thị trường.
- Mở rộng các mối quan hệ cộng đồng.
- Quản lý và xử lý khủng hoảng truyền thông. Là một công việc của một nhân viên PR rất quan trọng.
Lợi ích của Pr – Hiệu quả khi quan hệ công chúng
Lợi ích cho doanh nghiệp – Quan hệ công chúng
- Kết nối nội bộ doanh nghiệp
- Tạo ra văn hóa doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến văn hóa doanh nghiệp
- Hỗ trợ hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao. Là tiền đề của việc triển khai các hoạt động marketing
- Là công cụ tạo ra sự hiểu biết về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp
- Là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và thương hiệu thành công nhất
- Là công cụ tạo ra, duy trì, gia tăng các mối quan hệ với công chúng,…
- Điều chỉnh, củng cố niềm tin của khách hàng
Lợi ích cho cá nhân – Quan hệ công chúng
- Kết nối công chúng một cách nhanh nhất
- Tạo ra sự ảnh hưởng lớn đến công chúng
- Gây sự chú ý của công chúng bằng một sự kiện cụ thể
- Công cụ đánh bóng tên tuổi đắc lực
- Tạo dựng lòng tin đối với công chúng hoặc xóa bỏ lòng tin, tùy vào cách xử dụng.
- Gia tăng sự nổi tiếng, giúp tạo ra các cơ hội mới trong công việc
- Tạo ra các mối quan hệ mới thông qua công cụ truyền thông,…
CÁC BƯỚC TẠO RA BẢNG KẾ HOẠCH PR HOÀN HẢO – NGHỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
Bước 1. Xác định mục tiêu quan hệ công chúng
Bước 2. Xác định đối tượng mục tiêu
Bước 3. Chiến lược cho mọi mục tiêu
Bước 4. Xác định chiến thuật
Bước 5. Thiết lập ngân sách
Bước 6. Kế hoạch hành động
Bước 7. Theo dõi, báo cáo, điều chỉnh
Bước 8. Đánh giá hiệu quả
Xem chi tiết về xây dựng kế hoạch PR hoàn hảo tại đây: -> (đang cập nhật)
TOP NHỮNG CHIẾN DỊCH LÀM PR THÀNH CÔNG
- Chiến dịch của Pepsi
- Chiến dịch của Coca Cola
- Chiến dịch của Vinfast (Tập đoàn Vingroup)
- Ca sĩ Sơn Tùng MTP
- Chiến dịch của Bia Tiger
- Chiến dịch của Bia Heikneen
- Chiến dịch của Điện Máy Xanh
- Cà phê Trung Nguyên (Legend Coffee)
- Sàn thương mại điện tử Tiki
- Công ty Sữa Vinamilk
LỜI KẾT – NGHỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của tôi về khái niệm PR là gì? Quan hệ công chúng là gì? Sự khác biệt giữa PR và Quảng cáo. Lợi ích khi sử dụng PR đối với cá nhân, doanh nghiệp. Các công việc của người làm PR. Các bước lập một kế hoạch PR hoàn chỉnh, đầy đủ. Hy vọng sẽ là tài liệu bổ ích giúp công việc, kỹ năng của bạn tốt hơn.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu hết về “PR là gì”. Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc xin để lại qua liên hệ qua form bên dưới. Hoặc có thể inbox trực tiếp các thông tin của Võ Chí Thành sau đây:
- Email: thanhvo.mmb@gmail.com
- Zalo: 0899.242.688
- Facebook Võ Chí Thành: https://www.facebook.com/chithanh.official/